Những thủ tục kê khai thuế các vi phạm & mức phạt về BÁO CÁO THUẾ

Admin

Administrator
Nhân viên
Việc xác định rõ nội dung của báo cáo thuế, quy định về người nộp thuế, các sai lầm thường gặp và các mức phạt có thể giúp doanh nghiệp tránh những chi phí không cần thiết. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn liên quan đến việc báo cáo thuế và khai thuế, hãy đọc bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.
1-khai-niem-ve-thue.jpg

BÁO CÁO THUẾ LÀ GÌ?​

Báo cáo thuế (báo cáo thuế GTGT) hay kê khai thuế là việc doanh nghiệp kê khai tất cả hóa đơn GTGT đầu vào (hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ) và các hóa đơn GTGT đầu ra (hóa đơn bán hàng) phát sinh trong cùng kỳ kê khai.

Báo cáo thuế là nghiệp vụ kế toán thuế quan trọng, là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp về tình hình hoạt động tài chính. Do đó, doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định như: Các loại tờ khai thuế, thời hạn nộp tờ khai thuế, thời hạn nộp thuế…

CÁCH XÁC ĐỊNH DOANH THU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO THÁNG/QUÝ​

Trước khi thực hiện kê khai hay báo cáo thuế GTGT, bạn cần xác định phương pháp kê khai và đối tượng kê khai theo quý hay theo tháng của doanh nghiệp, theo đó:

1. Xác định đối tượng kê khai

thu-tuc-ke-khai-bao-cao-thue-02.jpg



Điều kiện xác định kê khai thuế GTGT theo quý như sau:

Các doanh nghiệp có tổng doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ của năm trước liền kề dưới 50 tỷ đồng (theo Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BT2C).

Các doanh nghiệp vừa mới tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa đủ 12 tháng. Sau khi đủ 12 tháng, tính từ năm dương lịch tiếp theo, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để quyết định doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Ví dụ:

Nếu công ty Kế toán Bình Dương thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2020 thì năm 2020 công ty Kế toán Bình Dương sẽ khai thuế theo quý. Đến tháng 01/2021, công ty Kế toán Bình Dương tổng kết doanh thu năm 2020 đạt 45 tỷ thì năm 2021 công ty Kế toán Bình Dương tiếp tục kê khai thuế theo quý.

Nếu công ty Kế toán Bình Dương thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 07/2020 thì năm 2020 và năm 2021 công ty Kế toán Bình Dương sẽ khai thuế theo quý. Đến tháng 01/2022 công ty Kế toán Bình Dương tổng kết doanh thu năm 2020 đạt 55 tỷ thì năm 2022 công ty Kế toán Bình Dương sẽ thực hiện kê khai thuế theo tháng.

Điều kiện xác định kê khai thuế GTGT theo tháng như sau:

Các doanh nghiệp có tổng doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ của năm trước liền kề hơn 50 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý có thể chuyển sang kê khai thuế GTGT theo tháng theo mẫu 07/GTGT.

Lưu ý: Dù doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trong tháng vẫn phải làm hồ sơ kê khai thuế GTGT theo tháng.

Doanh thu năm trước liền kề = Tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch

Bao gồm doanh thu chịu thuế và không chịu thuế​

2. Xác định phương pháp kê khai:
Đối với doanh nghiệp, việc xác định phương pháp kê khai trực tiếp hay khấu trừ sẽ phụ thuộc theo tờ khai thuế GTGT kỳ kê khai thuế đầu tiên của doanh nghiệp, theo đó:


PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI BAO GỒM

Kê khai khấu trừ

Cơ sở kinh doanh có doanh thu >= 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp, HTX đăng ký tự nguyện

Kê khai trực tiếp

Doanh nghiệp, HTX có tổng doanh thu< 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp, HTX mới thành lập

Hộ KD cá thể, cá nhân kinh doanh

Các tổ chức kinh tế khác không phải doanh nghiệp, HTX

Phương pháp kê khai khấu trừ

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ được áp dụng nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau:
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo mẫu 01/GTGT, 02/GTGT;
  • Các cơ sở kinh doanh có tổng doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên;
  • Không áp dụng cho loại hình hộ cá nhân hoặc cá nhân kinh doanh.
Lưu ý:

Chọn mẫu 01/GTGT nếu doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Chọn mẫu 02/GTGT nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động.

Phương pháp kê khai trực tiếp

Tương tự, nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau sẽ kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo mẫu 03/GTGT, 04/GTGT (tham khảo TT 93/2017/TT-BTC, công văn 4253/TCT-CS);
  • Hộ cá nhân, cá nhân kinh doanh buộc áp dụng kê khai theo phương pháp trực tiếp;
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập;
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng doanh thu dưới 1 tỷ đồng;
  • Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã;
Lưu ý:

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập được quyền đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Chọn mẫu 03/GTGT nếu doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chế tác vàng bạc, đá quý.

Chọn mẫu 04/GTGT nếu doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

BÁO CÁO THUẾ GỒM NHỮNG GÌ?​

Bảng dưới đây sẽ tóm tắt cho bạn biết các báo cáo thuế cần thiết và thời hạn nộp cho từng báo cáo kê khai theo quý hoặc theo tháng.

Các hồ sơ cần nộpKê khai thuế theo quýKê khai thuế theo tháng
Thời hạn nộp
Tờ khai thuế GTGT- Theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau
- Theo quý: Chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiền quý sau
Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ đầu vàoTờ khai hiện nay không đính kèm bảng kê
Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ đầu raTờ khai hiện nay không đính kèm bảng kê
Bảng kê phụ lục khác (nếu có)Tờ khai hiện nay không đính kèm bảng kê
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (theo tháng hoặc theo từng lần phát sinh)- Chậm nhất ngày 20 của tháng sau
- Kê khai theo từng lần phát sinh: Hạn nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế
Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ thuế tiêu thụ đặc biệt
Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ
Tờ khai thuế TNCN (Trong tháng hoặc quý)- Tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau
- Quý: Chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau
Tờ khai quyết toán thuế TNCN nămChậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
Tờ khai quyết toán thuế TNDN nămChậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn- Tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau
- Quý: Chậm nhất ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau

Lưu ý:

Đối với tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, hình thức kê khai sẽ theo từng lần phát sinh: Người nộp thuế mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước.

Đối với tờ khai thuế TNCN, nếu công ty không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải khai tờ khai thuế TNCN.

Đối với tờ khai quyết toán thuế TNDN năm, nếu năm dương lịch từ 01/01 - 31/12 thì hạn cuối là ngày 31/03 năm sau.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ MỨC PHẠT VỀ BÁO CÁO THUẾ​

Trong quá trình thực hiện báo cáo thuế, không chỉ hồ sơ, thủ tục kê khai phức tạp, mà quy định về thời hạn nộp tờ khai cũng là nguyên nhân gây ra sức ép và khó khăn cho các doanh nghiệp.

Vậy nên, với kinh nghiệm nhiều năm, Kế Toán Bình Dương sẽ tổng hợp những lỗi sai thường gặp trong quá trình làm báo cáo thuế để doanh nghiệp có thể tránh được những sai phạm này.

Lỗi vi phạm
Mức phạt
Chậm nộp thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDNTrước ngày 01/01/2015:
- Dưới 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp
- Trên 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0.07% x (Số ngày chậm nộp – 90 ngày)
Từ ngày 01/01/2015: Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x 0.05% x Số ngày chậm nộp
Từ ngày 01/07/2016 trở đi: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
Chậm nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, TTĐB- Quá thời hạn 01 - 05 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ
- Quá thời hạn từ 01 - 10 ngày: 700.000đ
- Quá thời hạn từ 11 - 20 ngày: 1.400.000đ
- Quá thời hạn từ 21 - 30 ngày: 2.100.000đ
- Quá thời hạn từ 31 - 40 ngày: 2.800.000đ
- Quá thời hạn từ 41 - 90 ngày: 3.500.000đ
- Quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: 3.500.000đ
Chậm nộp tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn- Quá thời hạn từ 01 - 10 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ
- Quá thời hạn từ 11 - 20 ngày: 2.000.000đ - 4.000.000đ
- Quá thời hạn 20 ngày hoặc không nộp: 4.000.000đ - 8.000.000đ
 

Xây Dựng Thương Gia

Bên trên